Đây là bài viết về “chế độ sống nỗ lực” giúp bạn luôn có một cuộc sống đầy ý nghĩa. Hãy truy cập website Cho bạn Động Lực để theo dõi series những “chế độ sống” thú vị khác nhé!
1 – HỌC CÁCH TỰ KIỂM SOÁT
Tự kiểm soát là một phần quan trọng của quá trình điều chỉnh và tạo động lực bền vững. Khả năng kìm nén và áp chế lên những mong muốn bốc đồng, hoặc sự cám dỗ ngắn hạn thay vì theo đuổi một mục tiêu dài hạn khiến chúng ta nhanh chóng kiệt quệ khi đấu tranh. Dù bạn có nhiều ý chí như thế nào nhưng nếu không biết kiểm soát, bạn sẽ đưa mọi thứ đi sai hướng.
2 – LUÔN TỰ NHẮC NHỞ BẢN THÂN
Đôi khi, chúng ta cần một chút áp lực để có thể hoàn thành nhiệm vụ hay dự án nào đó. Hãy nói thật to hoặc viết ra giấy các lý do mình cần thực hiện và những lợi ích mà công việc đó mang lại cho bạn.
Đừng quên nhắc nhở chính mình về mức độ nguy hiểm của việc trì hoãn. Hãy tự hứa với bản thân sẽ hoàn thành một công việc theo đúng kế hoạch định sẵn.
>> Đón đọc Series bài viết “Chế độ sống”:
- 7 Cách để BẬT CHẾ ĐỘ ” SỐNG ĐƠN GIẢN “
- 7 Cách để BẬT CHẾ ĐỘ ” SỐNG TỰ TIN “
- 7 Cách để BẬT CHẾ ĐỘ ” SỐNG TÍCH CỰC “
- 8 Cách để BẬT CHẾ ĐỘ ” SỐNG TIẾT KIỆM “
- 8 Cách để BẬT CHẾ ĐỘ ” SỐNG KHỎE “
- 7 Cách để BẬT CHẾ ĐỘ ” SỐNG ĐAM MÊ“
3 – CHIA NHỎ CÔNG VIỆC
Khi đối mặt với vấn đề lớn và phức tạp, bạn có thể chia nhỏ công việc thành từng phần để dễ thực hiện. Bạn nên bắt đầu từ những việc dễ và chuyển dần sang những mục tiêu khó hơn.
Bên cạnh đó, hãy lên kế hoạch những công việc cần làm hàng ngày. Sử dụng nhiều màu khác nhau để đánh dấu nhiệm vụ và thời gian thực hiện. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng thực hiện những mục tiêu đặt ra.
4 – THƯỞNG CHO BẢN THÂN
Ngay cả khi đó chỉ là một thành tựu nhỏ, bạn cũng nên có một phần thưởng để khích lệ tinh thần. Có thể tự thưởng cho mình một món ăn ngon, đi du lịch, món đồ bạn thích từ lâu,…. Điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực cho nhiệm vụ tiếp theo.
5 – NGHỈ NGƠI ĐỦ
Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi có quá nhiều công việc cần phải giải quyết. Nếu thấy không ổn, hãy dành cho mình một chút thời gian để “lên dây cót”.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế làm nhiều việc cùng một lúc để năng suất không bị ảnh hưởng, hoặc nếu có thì chỉ làm những công việc nhẹ nhàng. Ví dụ, bạn có thể vừa lau bàn ghế vừa nghe điện thoại, hoặc bố trí thời gian thích hợp để kiểm tra email. Điều này giúp bạn tiết kiệm được thời gian và không làm bạn phân tâm trong công việc.

6 – ĐỘNG VIÊN BẢN THÂN
Nếu bạn đang có những suy nghĩ tiêu cực về một việc nào đó, hãy tự phê phán bản thân. Sau đó, đưa ra lời nhận xét tích cực và tự khẳng định rằng mình có thể làm những gì mà bạn muốn.
Hãy nhớ, bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu bạn đặt hết tâm trí mình vào công việc đó. Ví dụ, thay vì nghĩ “Hôm nay mình có quá nhiều việc và không thể thực hiện hết được”, bạn có thể “Tất cả công việc sẽ hoàn thành trước thời hạn nếu tôi bắt đầu làm việc từ bây giờ”.
7 – CỤ THỂ THỜI GIAN “NGHỈ”
Chắc chắn không thể tránh khỏi lúc thất bại. Lập kế hoạch cho các vấn đề khó khăn mà bạn có thể gặp trước khi điều đó xảy ra. Điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trong việc đối phó thay vì để những vấn đề đó cản trở công việc. Tìm một hoạt động nào đó để giúp bản thân bình tĩnh trở lại, làm việc mình thấy vui, thư giãn cơ thể,….