Trước kia tôi cãi lại lời cha, đòi gả cho một người đàn ông, cuộc sống kết hôn chẳng êm đẹp được bao lâu, thế là hôn nhân tan vỡ. Cha con bất hòa, ông bảo muốn từ mặt tôi, tôi phải né tránh việc chạm mặt ông nhiều nhất có thể.
Sau khi ly hôn, tôi một mình nuôi con, hai mẹ con nương tựa vào nhau sống vô cùng kham khổ. Mẹ tôi xót con xót cháu, bảo mỗi ngày sang nhà ăn cơm, tranh thủ lúc cha tôi đi chạy bộ.
Từ hôm ấy, ngày nào tôi cũng đợi cha đi chạy bộ rồi dẫn con về nhà mẹ ăn cơm. Cho đến một hôm trời đổ mưa to, tôi chạy về không kịp, hai cha con chạm mặt nhau, không kịp tránh đi.
Cha tôi nhìn mà nói: “Lần sau về nhà ăn cơm thì đừng có mà giấu giấu giếm giếm, hại tôi mưa to thế này vẫn phải đi chạy bộ!”

Chúng ta dù gì vẫn là những người trẻ, cái tính hiếu thắng không bất kể là với người ngoài hay với gia đình. Ta luôn nghĩ bản thân mình tân tiến hiện đại, còn sự ngăn cản hay áp đặt chỉ là đại diện cho tính cổ hủ của thời bố mẹ. Bất hòa, cãi vã với cha mẹ, con cái nghĩ rằng sau này sẽ không thèm quay lại, nhưng trong mắt cha mẹ, ta vẫn mãi là đứa trẻ con của họ. Cha mẹ trách ta sao không biết tự chăm sóc mình, thực ra cũng chỉ là muốn ta hạnh phúc mà thôi!
Những điều mà bố mẹ dạy, những lời bố mẹ nói nghe có phần nề nếp và khuôn khổ mang tính thuần phong mỹ tục. Nhưng bạn biết đấy, xã hội này dù phát triển như thế nào, có phát minh thên nhiều loại máy móc, công trình nhân tạo. Thì loài người vẫn có bản chất của con người từ lâu, vẫn có những mặt là lối sống từ đời này qua đời khác dù muốn hay không thì vẫn tồn tại ở trong người mỗi chúng ta. Đến năm bốn mươi, sáu mươi bạn sẽ hiểu những gì bố mẹ nói lúc ta còn trẻ. Vì lúc trẻ họ cũng từng như chúng ta, cũng vấp váp sai lầm, cũng yêu đương cuồng nhiệt, cũng có những tan vỡ và thất bại.
Thế nên, dù có bất cứ điều gì xảy ra, hãy luôn ưu tiên gia đình trước. Đó chắc chắn là nơi dù nắng hay mưa, vui hay buồn, bạn vẫn sẽ phải về.
“Other things may change us, but we start and end with the family.” – Anthony Brandt