Cái tên Thomas Edison hẳn không còn xa lại với chúng ta bới hình ảnh “bóng đèn điện” , ông còn là thương nhân, nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử mang đến rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Nhưng ít ai biết được câu chuyện của ông và cái tên gọi “cậu bé rối trí”. Một câu chuyện mà mãi sau này, mỗi khi nhắc đến người mẹ quá cố của mình – bà Nancy Elliott , ông luôn tự hào và mô tả bà là người dịu dàng, luôn tin tưởng, có sức ảnh hưởng sâu sắc trong suốt cuộc đời ông. Bà khiến Edison cảm thấy rằng “tôi có điều gì đó để sống, một ai đó mà tôi không thể làm cho thất vọng.”
Thuở nhỏ, Edison nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì, hay đi học muộn vì ông vốn ốm yếu. Đầu óc ông luôn lơ mơ và giáo viên gọi ông là “rối trí”. Năm Thomas 7 tuổi, ông chạy từ trường về nhà và đưa cho mẹ lá thư của thầy giáo. Bà cẩn thận mở ra đọc, bên trong là lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Thomas. Bỗng nước mắt bà giàn giụa làm ông ngẩn người ra vì kinh ngạc, cậu tò mò thầy giáo đã viết gì trong đó? Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình:
“Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi cũng không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình”.
Sau khi mẹ của Thomas đã qua đời, con trai bà trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là “Thầy phù thủy ở Menlo Park” nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại. Một ngày khi ông xem lại những kỷ vật của gia đình, vô tình nhìn thấy một tờ giấy gấp nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Khi mở ra đọc, nhận ra chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trên đó viết:
“Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí (tâm thần). Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa”. Sự thật vì những trò nghịch ngợm của mình mà Edison đã bị đuổi học ngay khi đi học được ba tháng.
Thomas đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư ấy. Về sau, ông viết trong nhật ký rằng:
“Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, mà nhờ có một người mẹ anh hùng, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ”.
Tuổi thơ của Thomas Edison đã đi qua nhiều sóng gió, từng bị mọi người quay lưng, chỉ còn lại nguồn động lực duy nhất chính là mẹ ông. Mặc kệ những tiêu cực người khác áp đặt lên con trai bà, trái lại, bằng tình yêu thiêng liêng của một người mẹ, niềm tin tuyệt đối rằng cậu con trai mình có thể làm được, bà luôn cố gắng tự mình dạy ông những năm tháng sau đó. Bà giúp ông gạt đi những gì người khác chê bai, cho ông niềm tin về chính bản thân và luôn cố gắng nỗ lực không ngừng. Sự thông minh, chịu khó tìm tòi học hỏi, Tất cả những điều đó đã mang đến cho thế kỷ 20 và cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay những phát minh vĩ đại.
Chúng ta cũng hoàn toàn có thể làm những điều to lớn như vậy. Hãy nhớ rằng ngoài kia dù bao nhiêu người ghét bỏ hay đánh giá thấp bạn, đừng quan tâm, hãy quan tâm đến người vẫn luôn tin tưởng bạn và đừng làm họ thất vọng.
– Tham khảo tại ICTVietnam.